DNS Server là gì? Tìm hiểu về đặc điểm chức năng của DNS Server

Đối với một người làm website nói riêng và dân công nghệ nói chung cần thiết phải hiểu cặn kẽ DNS Server là gì và đặc điểm, vai trò của chúng như thế nào. Tuy nhiên, mọi thông tin về DNS Server là gì được nhặt từ nhiều nguồn khác nhau và có thể khiến bạn cảm thấy rất mơ hồ. Vậy nên đừng vội lướt qua bài viết này của iData nhé, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu một cách đơn giản và chính xác nhất về DNS là gì và đặc điểm của nó như thế nào.

DNS Server là gì?

DNS Server là gì? DNS Server là từ viết tắt của Domain Name System. Hiểu đơn giản, DNS là hệ thống phân giải tên miền trên môi trường Internet. Nhờ DNS mà con người và máy tính có thể giao tiếp với nhau. Bởi ngôn ngữ giao tiếp của con người là tên và chữ viết, còn ngôn ngữ của máy tính là những con số.

DNS Server là gì?
DNS Server là gì?

DNS sẽ thiết lập mối liên hệ tương ứng giữa địa chỉ IP với tên miền. Nếu website ở dạng www.tenmien.com.vn thì DNS sẽ chuyển sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng.

Về bản chất, DNS giúp liên kết các thiết bị với nhau để định vị và gắn một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên mạng. Hiện nay, DNS càng trở nên quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại IPv6 (Giao thức liên mạng thế hệ 6) đang dần chiếm ưu thế và có khả năng thay thế IPv4 trong thời gian tới.

Đặc điểm của DNS Server là gì?

Các DNS Server có tốc độ khác nhau. Bạn có thể dùng DNS riêng bằng thao tác khá đơn giản như: điền vào Network Connections hoặc DNS mặc định của nhà cung cấp Internet.

DNS Server có 2 nhiệm vụ chính:

  • Phản hồi các DNS bên ngoài đang thực hiện phân giải tên trong miền quản lý.
  • Tiến hành phân giải các máy trong miền về các địa chỉ Internet tương ứng.

Hiện nay, mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều sở hữu riêng cho mình một DNS Server để vận hành. Do đó, khi tra cứu bất cứ địa chỉ IP của website nào ở trình duyệt web thì đều có yêu cầu bắt buộc gửi URL đó tới DNS Server của nhà cung cấp tên miền.

Chức năng của DNS Server là gì?

DNS Server được ví như một nhà phiên dịch thực hiện nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Cụ thể, DNS sẽ dịch tên miền thành một địa chỉ IP với 4 nhóm số khác nhau hoặc ngược lại, DNS dịch một địa chỉ IP thành tên miền tương ứng với địa chỉ đó.

Nhờ DNS phiên dịch, trình duyệt web sẽ hiểu người dùng muốn thao tác, tìm kiếm những gì. Thường khi người dùng đăng nhập vào một website bất kỳ, họ thường nhập tên miền là trình duyệt có thể nhận diện được thay vì nhớ một dãy số IP rất dài của hosting.

Vì mỗi máy tính trên môi trường Internet chỉ có duy nhất một địa chỉ IP. Do đó, khi bạn truy cập vào một website tùy ý, DNS giữ vai trò cực kỳ quan trọng vì nó sẽ thiết lập kết nối giữa server và máy khách.

Nhờ tính năng cho phép ghi nhớ tên miền, sau đó chuyển đổi và lưu trữ để dùng cho các lần sau, DNS Server đã giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi muốn truy cập vào Website trước đó.

DNS sẽ dịch tên miền thành một địa chỉ IP với 4 nhóm số khác nhau hoặc ngược lại
DNS sẽ dịch tên miền thành một địa chỉ IP với 4 nhóm số khác nhau hoặc ngược lại

Các loại DNS Server

Có 4 loại server đang giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống phân giải tên miền DNS đó là:

Root Name Server

Root Name Server còn biết tới với tên gọi Name Server. Đây là một trong những server cực kỳ quan trọng của DNS. Nó được ví như thư viện có khả năng định hướng tìm kiếm của người dùng.

Về cơ chế hoạt động, Root Name Server sau khi tiếp nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers (TLD Name Servers).

DNS Recursor

DNS Recursor đảm nhiệm công việc tiếp nhận và trả thông tin về cho trình duyệt để tìm đúng thông tin mà chúng cần. 

Hiểu theo cách khác, DNS Recursor có tác dụng giữ liên lạc với các Server khác nhằm phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tuy nhiên, DNS Recursor không hoàn toàn hoạt động độc lập trong quá trình lấy thông tin mà ở một số trường hợp, chúng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.

TLD Nameserver

Mỗi khi đăng nhập một website nào đó, chúng ta đều phải nhập thêm phần đuôi mở rộng là “.com”. Đó chính là một trong các Top-level Domain. Được biết, Server của Top-level domain chính là TLD Nameserver: nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Authoritative Nameserver

Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver cũng chính là thời điểm mà việc phân giải tên miền được triển khai.

Không chỉ chứa thông tin, Authoritative Name Server còn giúp xác định chính xác tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Authoritative Name Server sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết để có thể tìm thấy những bản ghi trong danh mục của nó.

Làm thế nào để bảo mật tốt DNS Server?

DNS Server dễ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại. Nếu không bảo mật kỹ, hacker có thể tấn công vào thiết bị cá nhân của bạn và thay đổi DNS Server. Trong trường hợp website của bạn đã bị đổi DNS Server và liên kết tới trang xấu, trên trình duyệt của bạn sẽ nhận được dòng thông báo “invalid certificate”.

Vì vậy, bạn nên cài đặt các phần mềm diệt virus tốt và hạn chế các yếu tố độc hại từ môi trường mạng truyền vào.

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về DNS Server là gì và đặc điểm lẫn chức năng của DNS như thế nào. Vì DNS là một phần cực kỳ quan trọng trong quản trị mạng và quản trị website nên bạn cần phải có những phương pháp bảo mật tốt nhất trước những hacker tấn công mạng. Nếu cần hỗ trợ bất cứ điều gì, bạn có thể liên lạc với đội ngũ kỹ thuật của iData để được hỗ trợ nhé.

Có Thể Bạn Thích

Scroll to Top